Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở TP Hạ Long
Sau khi sáp nhập Hạ Long – Hoành Bồ, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại TP Hạ Long được quan tâm đầu tư hơn với nhiều giải pháp hiệu quả nhằm khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
ớp đào tạo nghề về nghiệp vụ du lịch gia đình được tổ chức ngay trong khôn viên khu vườn nhà ông Ân Văn Kim tại thôn Đồng Đạng (xã Sơn Dương). Có đến hơn 30 học viên, hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số, đều là bà con trong xã đến để cùng học tập. Đứng lớp là các giảng viên của các cơ sở tạo nghề có uy tín, đã được Sở LĐ&TBXH thông báo đủ điều kiện hoạt động.
Lớp đào tạo nghề về nghiệp vụ du lịch gia đình tại thôn Đồng Đạng
Nội dung chính mà các học viên được truyền đạt là việc giới thiệu, quảng bá cho sản phẩm mình làm ra; là làm hướng dẫn viên du lịch ngay trên đồng đất quê hương; nâng tầm những sản vật bình dị nhưng được du khách ưa chuộng thành những mặt hàng có giá trị. Sự mộc mạc, chân chất mà chân thành của những người nông dân làm du lịch không còn là điểm yếu mà dần trở thành thế mạnh cho việc phát triển du lịch cộng đồng.
gười nông dân học cách làm hướng dẫn viên du lịch ngay trên đồng đất quê hương
Anh Nguyễn Thế Quảng, thôn Đồng Đạng, xã Sơn Dương chia sẻ: Từ khi tham gia vào lớp hướng dẫn du lịch tại gia đình, được thầy cô giáo truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho thực tế làm vờn cũng như tiếp khách du lịch. Qua quá trình học tập, áp dụng vào thực tế, chúng tôi cũng quảng bá được sản phẩm, nói lên được thế mạnh của thôn Đồng Đặng cũng cốt lõi của cây ổi và vẻ đẹp thôn Đồng Đặng nói chung và gia đình tôi nói riêng. Tôi cũng rất mong muốn đywọc tiếp tục học, chính quyền mở thêm những lớp thiết thực cho bà con nông dân, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Chị Đinh Thị Hằng, Giáo viên trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc cho biết thêm: Qua giảng dạy thời gian ngắn, nhưng mình cảm thấy học viên ở đây rất chịu khó, chăm chỉ lắng nghe, tiếp thu rất nhanh. Các thành viên trả lời rất tốt, rất tự tin với bản thân và khẳng định được các sản phẩm các gia đình sản xuất ra. Sau khi học các nội dung, học viên chắc chắn sẽ ứng dụng, đưa vào thực tế và phát triển KT gia đình họ và phát triển cả KT cộng đồng.
Nghệ nhân dân gian cung cấp những kiến thức, kỹ năng về nghề thêu thổ cẩm
Đáp ứng yêu cầu của bà con dân tộc thiểu số tại Bằng Cả, TP cũng đã mở lớp đào tạo nghề thêu thổ cẩm cho 20 học viên đều là người dân tộc Dao trên địa bàn thôn Đồng Bé. Tham gia lớp học, các học viên được các giảng viên và các nghệ nhân dân gian cung cấp những kiến thức, kỹ năng về nghề thêu thổ cẩm như: Tìm hiểu về việc lựa chọn sợi, sử dụng thành thạo bộ khung thêu thổ cầm truyền thống của các dân tộc trên địa bàn, cách thêu các loại hoa văn truyền thống, cách thêu ví thổ cẩm... Chị Triệu thị Thu, Thôn Đồng Bé phấn khởi nói: Cảm thấy rất vui, cũng đc sự quan tâm của công ty và xã đã quan tâm đến bản sắc dân tộc của thôn, của dân tộc thiểu số, rất phất khởi. Mong sao trong lớp này, mình với các học viên học được thêu, biết đc thêu các loại thổ cẩm. Học xong, sẽ cố gắng thuê thùa, giữ bản sắc để sau này truyền lại cho con cháu, mãi mãi giữ bản sắc cho dân tộc. Phát huy được rộng, cũng muốn phát huy để khách du lịch họ đến tham quan, quan tâm, ủng hộ cho sản phẩm của dân tộc thiểu số.
Bà con trao đổi kiến thức để nâng cao tay nghề
Hai lớp đào tạo nghề khu vực nông thôn nêu trên nằm trong số 7 lớp đã được TP Hạ Long mở từ năm 2022 đến nay, cho tổng số 166 người dân tại các xã: Sơn Dương, Kỳ Thượng, Bằng Cả và phường Hoành Bồ. Các nghề đã được ưu tiên lựa chọn để đào tạo cho bà con khu vực nông thôn của TP Hạ Long gồm: Chế biến món ăn và phục vụ; Lái xe hạng C; Nghiệp vụ du lịch gia đình; Thêu thổ cẩm...
Với cách làm này, việc dạy nghề từng bước gắn sát với nhu cầu học nghề, cơ cấu việc làm và đặc điểm kinh tế của mỗi địa phương, tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao chất lượng dạy nghề và hiệu quả việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo.
Trong thời gian tới, với xu thế hội nhập phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn tay nghề cao ngày càng gia tăng. Bởi vậy, Hạ Long tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, trong đó quan tâm đào tạo nghề phi nông nghiệp để lao động nông thôn có đủ trình độ, năng lực vào làm việc tại các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn.
Tin tức khác
- Xã Vũ Oai phát động ra quân dọn vệ sinh rừng, làm đường băng cản lửa phòng cháy, chữa cháy rừng, khắc phục thiệt hại sau bão số 3 (Yagi)
- HƯỚNG DẪN TRA CỨU, THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN TRÊN DỮ LIỆU DÂN CƯ QUỐC GIA
- Thông báo về việc công dân tự kiểm tra, rà soát để cập nhật bổ sung, điều chỉnh thông tin cá nhân trên dữ liệu dân cư Quốc gia
- Trao quyết định điều động và chỉ định đồng chí Lê Quang Thắng, tham gia BCH, BTV, giữ chức vụ PBT Đảng ủy xã Vũ Oai nhiệm kỳ 2020-2025 và giới thiệu để HĐND xã bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ 2021-2026
- Xã Vũ Oai tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở năm 2024.