Chuyện về một nữ tình báo tuổi già nhưng sức không già

Ở tuổi 90, sức khỏe sa sút nhiều, nhưng bà Đào Thị Tuất (phường Bạch Đằng, TP Hạ Long), nữ chiến sĩ tình báo năm xưa, không chọn sống an nhàn, vui hưởng tuổi già với con cháu, mà vẫn luôn quan tâm hỗ trợ người nghèo.

Cựu tình báo Đào Thị Tuất lật mở những tư liệu của bản thân được cất giữ cẩn thận.

 

Trò chuyện với phóng viên trong ngôi nhà rêu phong in dấu thời gian nằm ở phía Tây chợ Hạ Long 1, CCB Đào Thị Tuất với đôi mắt sáng, giọng nói gãy gọn, đầy tự hào kể về những năm tháng hoạt động cách mạng rực lửa của tuổi trẻ bản thân hơn 70 năm trước.

Bà Tuất sinh năm 1933 tại TP Hải Phòng trong gia đình có bố hoạt động cách mạng, làm Chủ tịch liên khu V của thành phố. Sau khi bố bị bắt rồi mất vì bệnh nặng, bà Tuất khi đó mới 15 tuổi trở thành giao liên chuyển tài liệu mật từ nội thị Hải Phòng ra bên ngoài. Sau đó bà chuyển sang biệt động thành, rồi tình báo viên tại nội thành Hải Phòng. Bà Tuất đã cùng lực lượng cách mạng tham gia hàng chục trận đánh táo bạo, bất ngờ vào các đồn, bốt, cơ sở hậu cần của địch tại TP Hải Phòng.

Năm 1950, bà Tuất tham gia đốt kho xăng dầu của quân Pháp tại Sân bay Cát Bi. Sau đó 1 tháng bà bị địch bắt, bị địch tra tấn hết sức dã man nhưng không khai thác được gì nên đưa đi giam cầm tại nhiều nhà tù khác nhau. Thậm chí bà có tên trong danh sách tù nhân bị đưa ra Côn Đảo, nhưng vì chưa đủ tuổi thành niên nên thực dân Pháp phải giam bà tại nhà tù Căng Máy Chai (TP Hải Phòng).

Sau 3 năm bị tù đầy bà Tuất được trả tự do với thương tích khắp cơ thể. Để tiếp tục hoạt động cách mạng bà Tuất chuyển ra Hòn Gai thuộc đặc khu Hồng Quảng và kết hôn với ông Lưu Văn Chúc. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, gia đình bà Tuất sinh sống tại phường Bạch Đằng, TP Hạ Long. Năm 1958 bà Đào Thị Tuất được công nhận là thương binh hạng 2/4.

Trở về cuộc sống đời thường trong giai đoạn đất nước còn chiến tranh chia cắt, đời sống nhiều khó khăn, nhưng bà Đào Thị Tuất vẫn phát huy bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ tại miền Bắc, bà Tuất từng là cán sự phụ nữ phường Bạch Đằng; là Chủ tịch Hội Mẹ chiến sĩ của phường Bạch Đằng, phụ trách công tác hậu cần cho bộ đội trực chiến tại đảo Hòn Rồng trên Vịnh Hạ Long; tham gia Hội Chống sập hầm cứu chữa người dân bị bom Mỹ tại khu vực Hòn Gai.

CCB Đào Thị Tuất (thứ 3 từ trái sang, hàng thứ 3 tính từ dưới lên) trong đoàn phụ nữ Việt Nam tiêu biểu gặp mặt Phó Chủ tịch nước năm 2015. (Ảnh nhân vật cung cấp)

 

 

Chuyện về một nữ tình báo tuổi già nhưng sức không già

 

Ở tuổi 90, sức khỏe sa sút nhiều, nhưng bà Đào Thị Tuất (phường Bạch Đằng, TP Hạ Long), nữ chiến sĩ tình báo năm xưa, không chọn sống an nhàn, vui hưởng tuổi già với con cháu, mà vẫn luôn quan tâm hỗ trợ người nghèo.

Cựu tình báo Đào Thị Tuất lật mở những tư liệu của bản thân được cất giữ cẩn thận.

Cựu tình báo Đào Thị Tuất lật mở những tư liệu của bản thân được cất giữ cẩn thận.

Trò chuyện với phóng viên trong ngôi nhà rêu phong in dấu thời gian nằm ở phía Tây chợ Hạ Long 1, CCB Đào Thị Tuất với đôi mắt sáng, giọng nói gãy gọn, đầy tự hào kể về những năm tháng hoạt động cách mạng rực lửa của tuổi trẻ bản thân hơn 70 năm trước.

Bà Tuất sinh năm 1933 tại TP Hải Phòng trong gia đình có bố hoạt động cách mạng, làm Chủ tịch liên khu V của thành phố. Sau khi bố bị bắt rồi mất vì bệnh nặng, bà Tuất khi đó mới 15 tuổi trở thành giao liên chuyển tài liệu mật từ nội thị Hải Phòng ra bên ngoài. Sau đó bà chuyển sang biệt động thành, rồi tình báo viên tại nội thành Hải Phòng. Bà Tuất đã cùng lực lượng cách mạng tham gia hàng chục trận đánh táo bạo, bất ngờ vào các đồn, bốt, cơ sở hậu cần của địch tại TP Hải Phòng.

Năm 1950, bà Tuất tham gia đốt kho xăng dầu của quân Pháp tại Sân bay Cát Bi. Sau đó 1 tháng bà bị địch bắt, bị địch tra tấn hết sức dã man nhưng không khai thác được gì nên đưa đi giam cầm tại nhiều nhà tù khác nhau. Thậm chí bà có tên trong danh sách tù nhân bị đưa ra Côn Đảo, nhưng vì chưa đủ tuổi thành niên nên thực dân Pháp phải giam bà tại nhà tù Căng Máy Chai (TP Hải Phòng).

Sau 3 năm bị tù đầy bà Tuất được trả tự do với thương tích khắp cơ thể. Để tiếp tục hoạt động cách mạng bà Tuất chuyển ra Hòn Gai thuộc đặc khu Hồng Quảng và kết hôn với ông Lưu Văn Chúc. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, gia đình bà Tuất sinh sống tại phường Bạch Đằng, TP Hạ Long. Năm 1958 bà Đào Thị Tuất được công nhận là thương binh hạng 2/4.

Trở về cuộc sống đời thường trong giai đoạn đất nước còn chiến tranh chia cắt, đời sống nhiều khó khăn, nhưng bà Đào Thị Tuất vẫn phát huy bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ tại miền Bắc, bà Tuất từng là cán sự phụ nữ phường Bạch Đằng; là Chủ tịch Hội Mẹ chiến sĩ của phường Bạch Đằng, phụ trách công tác hậu cần cho bộ đội trực chiến tại đảo Hòn Rồng trên Vịnh Hạ Long; tham gia Hội Chống sập hầm cứu chữa người dân bị bom Mỹ tại khu vực Hòn Gai.

CCB Đào Thị Tuất (thứ 3 từ trái sang, hàng thứ 3 tính từ dưới lên) trong đoàn phụ nữ Việt Nam tiêu biểu gặp mặt Phó Chủ tịch nước năm 2015. (Ảnh nhân vật cung cấp)

CCB Đào Thị Tuất (thứ 3 từ trái sang, hàng thứ 3 tính từ dưới lên) trong đoàn phụ nữ Việt Nam tiêu biểu gặp mặt Phó Chủ tịch nước năm 2015. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Đất nước thống nhất, CCB Đào Thị Tuất vẫn hăng hái tham gia hoạt động, làm cán bộ hội phụ nữ phường; hội viên tích cực Hội Chữ thập đỏ phường, hỗ trợ giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn; tặng quần áo, xe đạp cho học sinh; xây trường học; xây cầu dân sinh cho đồng bào vùng sâu, vùng xa tại Tiên Yên, Hải Hà, Hạ Long… Hằng tháng, bà đều hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần Quảng Ninh.

Liên tục 15 năm qua, bà Tuất luôn tham gia hỗ trợ “Nồi cơm trưa của người nghèo” tại Bệnh viện Phổi Quảng Ninh; trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, bà cũng tích cực cùng Hội CCB TP Hạ Long tham gia phòng chống dịch bệnh. Mặc dù tuổi cao, nhưng CCB Đào Thị Tuất vẫn duy trì việc chữa tắc sữa ở phụ nữ sau sinh miễn phí. Hiện tại nhà bà đặt “Hòm quỹ nhân đạo” chữ thập đỏ để ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn.

Trong nhiều năm, CCB Đào Thị Tuất là Ủy viên Ban Chấp hành MTTQ tỉnh; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ TP Hạ Long; Ủy viên Hội Thanh niên Việt kiều Quảng Ninh. Bà được Thủ tướng Chính phủ tặng kỷ niệm chương Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày; Ban Chấp hành Hội LHPN Việt Nam tặng huy chương “Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ”... cùng nhiều huy chương cao quý khác.

Ở tuổi 90 và đã gắn bó với Vùng mỏ tròn 70 năm, CCB Đào Thị Tuất hạnh phúc, tự hào khi chứng kiến sự đổi thay từng ngày của tỉnh nhà. Trong suy nghĩ của cựu nữ chiến sĩ tình báo Đào Thị Tuất, còn sức khoẻ là còn cống hiến vì quê hương.

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 602