Chuyển đổi số - động lực để phát triển
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo tri thức, qua đó giúp thu hẹp khoảng cách số thông qua việc phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số
Chính phủ số như dữ liệu số và công nghệ số thấu hiểu người dân hơn, vì vậy cung cấp dịch vụ số tốt hơn, chăm sóc người dân tốt hơn
Kinh tế số cho phép mỗi người dân có thể tiếp cận toàn bộ thị trường một cách nhanh chóng với thương mại điện tử, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình có một đường cáp quang, người dân có thể tiếp cận mua bán, trao đổi hàng hóa trên toàn thế giới
Chuyển đổi số có thể giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý, mang đến cơ hội bình đẳng cho người dân về tiếp cận dịch vụ, mang lại một loạt những tiến bộ lớn, ngân cao chất lượng cuộc sống. Chuyển đổi số mang lại thay đổi lớn cho nhiều ngành công nghiệp, tạo ra sự đổi mới sáng tạo chưa từng có, giúp các doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển kỷ lục.
Trung tâm Hành chính công - Một trong những đơn vị đi đầu của hành phố trong chuyển đổi số
Khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số là thay đổi thói quen từ truyền thống sang sử dụng công nghệ số, dữ liệu số hoặc hoạt động trên môi trường số ; thách thức lớn nhất của chuyển đổi số là có nhận thức đúng thay đổi thói quen và tư duy, điều này phụ thuộc chủ yếu vào quyết tâm của người đứng đầu, là chuyện dạm làm hay không dám làm. Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả. Do vậy, từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng thích hợp với mình, có thể tham khảo một lộ trình gợi ý gồm 3 bước chung nhất như sau :
Bước 1 : Có nhận thức và tư duy đúng về chuyển đổi số
Bước 2 : Xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động
Bước 3 : Xác định công nghệ số chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động cũng như các nền tảng để hỗ trợ việc chuyển đổi số, từ đó xây dựng năng lực số gồm đào tạo năng lực số, xây dựng thói quen hình thành văn hóa đổi mới với mô hình hoạt động mới và thực hiện chuyển đổi
Hiện nay, TP Hạ Long đang triển khai một số chủ trương, chính sách để hỗ trợ người dân áp dụng công nghệ số như ra mắt cổng thông tin điện tử, các ứng dụng trên điện thoại nhằm theo dõi, cung cấp kịp thời thông tin cho người dân…
Phần lớn thủ tục hành chính đã được ngành Thuế áp dụng thực hiện trên môi trường số
Chính phủ cần đưa toàn bộ hoạt động lên môi trường số, không chỉ là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động mà còn đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ số và dữ liệu, cho phép doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ. Cơ quan, tổ chức tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ sấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số. Doanh nghiệp cần tư duy lại hướng kinh doanh, đánh giá lại chuỗi giá trị, kết nối lại với khách hàng và cấu trúc lại doanh nghiệp. Sự thay đổi này đòi hỏi phái triển khai các giải pháp công nghệ số, có những việc hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ. Thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp là môi trường pháp lý để triển khai.
Người dân, sự thay đổi đòi hỏi thay đổi kỹ năng và thói quen, thách thức lớn nhất cho xã hội trước mắt là kỹ năng số của người dân sau đó là thói quen và văn hóa sống trong môi trường số.
Chuyển đổi số, vì một tương lai bình đẳng, tiện lợi và hiệu quả !
(Theo Linh Hương - Cổng TTĐT thành phố Hạ Long)
Tin tức khác
- Phiên họp thường kỳ UBND Thành phố tháng 3/2025
- Thông báo lịch làm việc của UBND thành phố Hạ Long
- Thông báo về việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT tích hợp trên ứng dụng VssID, VneID, CCCD có gắn chíp để đi khám, chữa bệnh BHYT
- PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO "BÌNH DÂN HỌC VỤ SỐ"
- Triển khai thực hiện Kết luận số 134,135,136,137,138,139-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng